- Tin tức - Sự kiện
- Tin chỉ đạo điều hành
Hướng dẫn triển khai công tác truyền thông, giáo dục về dân số 2024
Ngày 11/4/2024, Cục Dân số, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn số 317/CDS-TTGD về việc hướng dẫn triển khai công tác truyền thông, giáo dục về dân số năm 2024 đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trung ương với mục đích đẩy mạnh truyền thông vận động nhằm tăng cường sự chỉ đạo của Cấp ủy, Chính quyền các cấp, huy động sự tham gia tích cực của các Ban/ngành đoàn thể và vận động các tầng lớp nhân dân để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ và các mục tiêu về duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức can bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bổ dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Các nội dung chính gồm:
1. Các nội dung truyền thông chung
Tiếp tục tuyên truyền, vận động để quán triệt sâu sắc hơn Nghị quyết số 21/NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới (Nghị quyết số 21/NQ/TW) để nêu bật được quan điển của Đảng về công tác Dân số trong tình hình mới “Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dàu; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”, đảm bảo thống nhất nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội về chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.
Truyền thông, vận động đa dạng và phù hợp với từng nhóm dối tượng về 06 nội dung của dân số và phát triển trong mục tiêu của Nghị quyết số 21/NQ/TWvề công tác dân số trong tình hình mới bao gồm: duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức can bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bổ dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Đẩy mạnh các đợt truyền thông cao điểm về những vấn đề dân số ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước và địa phương: chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng, đối tượng và nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc; tốc độ già hóa nhanh và sớm trở thành quốc gia dân số già là thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội; tỉ số giới tính khi sinh vẫn luôn ở mức cao; chất lượng dân số, nhất là tại vùng khó khăn còn hạn chế và một số nội dung quan trọng khác sẽ tác độngtrực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước cả trong hiện tại và tương lai.
Tổ chức quán triệt các yêu cầu, nhiệm vụ về công tác dân số được nêu tại Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cẩu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; Nghị quyết ố 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2024.
Cung cấp thông tin, tuyên truyền về kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế của việc triển khai các chương trình, đề án, dự án, mô hình, kế hoạch về công tác dân số trong tình hình mới để tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và sự ủng hộ, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.
2. 06 nội dung của dân số và phát triển
2.1. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế
Đối với địa phương có mức sinh cao: tiếp tục thực hiện truyền thông vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con; chú trọng truyền thông về lợi ích kế hoạch hóa gia đình gắn liền với nuôi dạy con tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp: tuyên truyền, vận động về lợi ích của việc sinh đủ hai con; các yếu tốt bất lợi của việc kế hôn, sinh con quá muộn, sinh ít con đối với phát triển đất nước; tập trung vận động nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi.
2.2. Giảm thiểu mất cân bằng giới tinha khi sinh
Truyền thông về thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh và các giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên phạm vi toàn quốc và ở mỗi địa phương.
Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về giới và bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi; truyền thông nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữa và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
Tiếp tuc truyền thông, giáo dục về các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến các Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân và gia đình.
2.3. Thích ứng với già hóa dân số và đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Tuyên truyền vận động về cơ hội, thách thức và thích nghi với già hóa dân số, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của ban, ngành, đoàn thể và hướng ứng của toàn xã hội; đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi tạo mội trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi bảo đảm thích ứng với già hóa dân số.
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi; các nội dung rèn luyện thân thể, phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi, giúp người cao tuổi tự phòng bệnh, tự chăm sóc nâng cao sức khỏe; người cao tuổi chủ động và tích cực tham gia khám sức khỏe định kỳ.
2.4. Nâng cao chất lượng dân số
Tuyên truyền về lợi ích và tầm quan trọng của việc tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn cho nam/nữ thanh niên; thực hiệm tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, vận động người dân tự nguyện tham gia.
Tuyên truyền về thực trạng, hệ lụy của việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo; hậu quả của việc mang thai ở người chưa thành niên. Tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, tạo sự đồng thuận của tầng lớp nhân dân và toàn xã hội trong việc thực hiện giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Tập trung ưu tiên cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù (vị thành niên, thanh niên, người lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất...) góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn, giảm phá thai, dự phòng vô sinh và nâng cao chất lượng dân số.
2.5. Phân bố dân số hợp lý
Tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người di cư, phát huy các yếu tố tích cực của quá trình di cư, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nơi đi và nơi đến, góp phần chăm sóc và nâng cao chất lượng dân số, nhất là vùng nhập cư.
2.6. Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, lồng ghép biến dân số vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Tập trung truyền thông vận động về cơ hội và thách thức của cơ cấu dân số vàng, phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững và thích ứng với già hóa dân số.
MINH CHÂU