- Tin tức - Sự kiện
- Nghiên cứu-Trao đổi
Phát huy vai trò của cộng đồng trong chăm sóc người cao tuổi
(TG) - Nhận thức được tầm quan trọng của giải quyết bài toán già hóa dân số đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năm 2019 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu các giải pháp ứng phó với vấn đề già hóa dân số. Thực tiễn phải đối diện với thách thức của dân số già từ các quốc gia phát triển trên thế giới là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.
Những nghiên cứu về chính sách di dân ở Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu chiến lược phân bố dân số phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước và củng cố quốc phòng, ngay từ những năm 1960 của thế kỷ trước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước bằng những chính sách cụ thể như: chính sách vận động nhân dân đi xây dựng kinh tế mới, chính sách định canh định cư ổn định di dân tự do, chính sách di dân ổn định biên giới… Gần đây nhất là các chính sách di dân để phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mục tiêu dân sinh trên một số địa bàn miền núi, vùng sâu, biên giới, để vừa đảm bảo cho khai hoang phát triển kinh tế, vừa đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh. Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách di dân của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, đã có một số công trình nghiên cứu, các ấn phẩm, bài viết về thực hiện chính sách di dân.
Công tác dân số trong tình hình mới
(TG) - Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết 21- NQ/TW) ban hành ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới đã giải quyết đúng và trúng những vấn đề dân số nổi bật của Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lớn trong chính sách về lĩnh vực này kể từ năm 1961 đến nay.
Thành phố mới Thủ Đức với biến dân số lồng ghép trong phát triển
Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, từ một nước nghèo bị ảnh hưởng liên tục của các cuộc chiến tranh ngoại xâm, sau năm 1986 thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã phát triển kinh tế-xã hội để đến năm 2010 Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình. Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã được ban hành.
Bước chuyển mình với công tác Dân số và Phát triển
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 496/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác Dân số và Phát triển các cấp. Đề án này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những người làm công tác dân số trên cả nước. Đó là mở ra một bước chuyển mình mới với kỳ vọng vào một bộ máy làm công tác dân số ổn định, thống nhất từ Trung ương đến địa phương và có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ban, ngành đoàn thể để đem lại hiệu quả cao nhất.
Đất nước 100 triệu dân
Dự báo dân số giai đoạn 2019-2069 của Tổng cục Thống kê cho thấy, vào năm 2023, Việt Nam có khoảng 100 triệu dân.
Đại dịch covid-19 và thành tựu kinh tế của Việt Nam năm 2020
Kinh tế Việt Nam năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, bên cạnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã làm cho tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại, sự đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi thiên tai như hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và đời sống nhân dân.