Hội thảo đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật về dân số và phát triển

Ngày 27/6/2022, tại thành phố Đà Nẵng, Ủy ban xã hội của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật về dân số và phát triển. Chủ trì Hội thảo ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, bà Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội và bà Naomi Kitahara, Trưởng Văn phòng UNFPA tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo gồm các đại biểu đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Các đồng chí Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội…

Ngày 27/6/2022, tại thành phố Đà Nẵng, Ủy ban xã hội của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật về dân số và phát triển.

Chủ trì Hội thảo ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, bà Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội và bà Naomi Kitahara, Trưởng Văn phòng UNFPA tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo gồm các đại biểu đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Các đồng chí Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội…

Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội nhấn mạnh trong thời gian thực thi Pháp lênh Dân số đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập và một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới được ban hành và nhấn mạnh “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững” do vậy việc thể chế hoá Nghị quyết trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về dân số trong tình hình mới là hết sức cần thiết.

Hội thảo đã được nghe các tham luận về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về dân số trong bối cảnh chuyển trọng tâm công tác từ dân số - kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển và những kiến nghị về chính sách” của ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế; “Sàng lọc và chẩn đoán bệnh, tật dựa trên xét nghiệm di truyền và kiến nghị chính sách nhằm nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ em” của Tiến sĩ Nguyễn Hoài Nghĩa - Trưởng nhóm Di truyền Trung tâm Y Sinh học phân tử, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh; “Một số kết quả chủ yếu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 về thực trạng mức sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Hưng, Vụ Thống kê dân số và lao động - Tổng cục Thống kê; “Tình hình thực hiện kế hoạch hành động của Bộ Y tế thực hiện chương trình Quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024 (CRVS)” của tác giả Hoàng Thanh Hương, Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế; “Nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi ở Việt Nam phân tích từ hợp phần khảo sát người cao tuổi lồng ghép trong điều tra biến động và kế hoạch hóa gia đình 2021”, của PGS.TS Giang Thanh Long, Trường Đại học kinh tế Quốc dân.

Phó Tổng cục trưởng Phạm Vũ Hoàng báo cáo tham luận tại Hội thảo

 

Tại Hội thảo, TS. Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế đã trình bày tham luận về tình hình thực hiện chính  sách, pháp luật về dân số trong bối cảnh chuyển trọng tâm công tác dân số từ dân số-kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; đề ra những khuyến nghị về chính sách dân số như: Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bèn vững” theo quan điểm của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. gồm: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Quản lý chặt chẽ dịch vụ phá thai; Phụ nữ mang thai, trẻ em được tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; Nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được tư vấn, khám sức khỏe; tạo cơ sở pháp lý để lồng ghép các yếu tố dân số trong xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; tận dụng lợi thế thời kỳ cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý,... và bổ sung một số biện pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả các chính sách đã được quy định.

Qua Hội thảo, các đại biểu dân cử đã được cung cấp các thông tin mới nhất về các vấn đề dân số và phát triển ở Việt Nam, bao gồm thực trạng mức sinh, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số và nhu cầu chăm sóc người cao tuổi,  chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt Nam, và vai trò của đăng ký và thống kê hộ tịch trong việc bảo đảm quyền của người dân và xây dựng các chính sách liên quan tới chăm sóc sức khỏe,  an sinh xã hội và đã tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận và đưa ra những kiến nghị liên quan để hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số và phát triển./.

Việt Hùng

TIN KHÁC