Chuyển biến trong công tác dân số ở Bình Lục

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, công tác dân số trên địa bàn huyện Bình Lục đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Định hướng triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới (11/7/2024)

Năm 1994 tại Cairo, Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển, 179 quốc gia trong đó có Việt Nam đã thông qua chương trình hành động với tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực dân số và phát triển (ICPD). Các quốc gia đều đồng thuận với quan điểm cho rằng cần đặt con người vào vị trí trung tâm và khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa dân số và phát triển. Việc lồng ghép đầy đủ các vấn đề dân số vào các chiến lược phát triển, vào công tác lập kế hoạch, ra các quyết định và phân bổ nguồn lực ở các cấp, vùng nhằm giải quyết hợp lý các chỉ tiêu dân số, bao gồm tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu tuổi, mức sinh, mức chết, di cư... đều ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của phát triển con người, kinh tế và xã hội.

Họp Hội đồng Trung tâm già hóa năng động và sáng tạo ASEAN

Ngày 19/6/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Ông Lê Thanh Dũng- Cục trưởng Cục Dân số, Phó chủ tịch Trung tâm già hóa năng động và sáng tạo ASEAN cùng đại diện phòng Tổ chức cán bộ và Hợp tác quốc tế đã tham dự cuộc họp trực tuyến lần thứ 10 của Hội đồng Trung tâm già hóa năng động và sáng tạo trong ASEAN (ACAI)

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển

Ngày 18/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 527/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển. Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Giám sát và hỗ trợ triển khai Phiếu giám sát tình hình cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Từ ngày 11/6/2024, Đoàn công tác của Cục Dân số, Bộ Y tế do Ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát, hỗ trợ triển khai Quyết định số 134/QĐ-BYT ngày 19/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Phiếu giám sát tình hình cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của Trạm Y tế tuyến xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Giúp người cao tuổi Hà Tĩnh sống vui, sống khỏe

(Baohatinh.vn) - Các hoạt động chăm sóc sức khỏe góp phần giúp người cao tuổi Hà Tĩnh sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc, hướng tới nâng cao chất lượng dân số.

Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024

Thực hiện Công văn số 2044-CV/BCSĐ ngày 16/5/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Y tế về việc tuyên truyền, hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ IX - năm 2024, Cục Dân số đã ban hành Công văn số 495/CDS-TTGD ngày 31/5/2024 yêu cầu các đơn vị thuộc Cục Dân số khuyến khích, động viên cán bộ, đảng viên chủ động nghiên cứu tư liệu, viết, sáng tác các tác phẩm báo chí về xây dựng Đảng và tham gia dự thi theo đúng thời gian và thể lệ giải báo chí.

Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh cho cán bộ, công chức dân số, y tế, người cung cấp dịch vụ, người quản lý

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ở Việt Nam được ghi nhận từ năm 2006, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) (số bé trai/100 bé gái) luôn ở mức cao (>110), MCBGTKS thực sự trở thành thách thức với công tác dân số. Năm 2006 tỷ số giới tính khi sinh (SRB) tăng lên 109,8 bé trai/100 bé gái, từ đó đến nay SRB có sự tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng duy trì ở ngưỡng 111-112 bé trai/100 bé gái. Năm 2022, SRB là 111,6 bé trai/100 bé gái. Hiện chúng ta có TSGTKS cao thứ 3 Châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam cao ngay từ lần sinh đầu tiên, cao hơn hẳn ở những lần sinh sau, đối với những gia đình chưa có con trai, đặc biệt với những gia đình có 2 con gái và chưa có bé trai nào. Mức độ mất cân bằng ở nước ta cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao và điều kiện kinh tế khá giả. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, dự báo, nếu tỷ số giới tính khi sinh vẫn giữ nguyên như hiện nay, Việt Nam sẽ có 1,5 triệu nam giới 15-49 tuổi dư thừa vào năm 2034, và tăng lên 2,5 triệu vào năm 2059 (theo số liệu dự báo của Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và đầu tư - TCTK, 2021).

Phát huy vai trò của cộng đồng trong chăm sóc người cao tuổi

(TG) - Nhận thức được tầm quan trọng của giải quyết bài toán già hóa dân số đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năm 2019 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu các giải pháp ứng phó với vấn đề già hóa dân số. Thực tiễn phải đối diện với thách thức của dân số già từ các quốc gia phát triển trên thế giới là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.

Già hóa dân số - vấn đề của thời đại

Già hóa dân số là vấn đề mang tính toàn cầu, đang trở thành bài toán khó, có tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia.