Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ  về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh cho cán bộ, công chức dân số, y tế, người cung cấp dịch vụ, người quản lý

Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh cho cán bộ, công chức dân số, y tế, người cung cấp dịch vụ, người quản lý

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ở Việt Nam được ghi nhận từ năm 2006, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) (số bé trai/100 bé gái) luôn ở mức cao (>110), MCBGTKS thực sự trở thành thách thức với công tác dân số. Năm 2006 tỷ số giới tính khi sinh (SRB) tăng lên 109,8 bé trai/100 bé gái, từ đó đến nay SRB có sự tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng duy trì ở ngưỡng 111-112 bé trai/100 bé gái. Năm 2022, SRB là 111,6 bé trai/100 bé gái. Hiện chúng ta có TSGTKS cao thứ 3 Châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam cao ngay từ lần sinh đầu tiên, cao hơn hẳn ở những lần sinh sau, đối với những gia đình chưa có con trai, đặc biệt với những gia đình có 2 con gái và chưa có bé trai nào. Mức độ mất cân bằng ở nước ta cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao và điều kiện kinh tế khá giả. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, dự báo, nếu tỷ số giới tính khi sinh vẫn giữ nguyên như hiện nay, Việt Nam sẽ có 1,5 triệu nam giới 15-49 tuổi dư thừa vào năm 2034, và tăng lên 2,5 triệu vào năm 2059 (theo số liệu dự báo của Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và đầu tư - TCTK, 2021).

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

Cục Dân số tổ chức buổi tọa đàm hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới 8/5

Sáng ngày 06/5/2024, tại trường quay của Cục Dân số đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao giống nòi Việt. Tham dự chương trình có TS, BS Nguyễn Thị Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và BS Phạm Hồng Quân – Trưởng phòng Cơ cấu và Chất lượng Dân số, Cục Dân số.

Đánh giá kết quả dự án hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chiều ngày 23/4, Cục Dân số (Bộ Y tế), Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, Tổ chức phúc lợi xã hội Yasuragi (Nhật Bản) và UBND xã Thụy Liên (Thái Thụy) đã có chương trình làm việc đánh giá kết quả thực hiện dự án hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ứng phó với già hóa dân số áp dụng mô hình Tsuyama, Nhật Bản và kế hoạch triển khai dự án năm 2024.

ADB: Dân số Việt Nam và châu Á đang già đi trước khi giàu

Tuổi thọ của người dân ngày càng cao phản ánh các tiến bộ về y tế và nỗ lực của các chính phủ, đồng thời đặt ra viễn cảnh nhiều nước chưa kịp giàu đã già, trong đó có Việt Nam.

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện các chương trình can thiệp về sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh Lai Châu

Trong chương trình công tác tại Lai Châu về giám sát việc thực hiện các chương trình và các can thiệp về sức khỏe bà mẹ (SKBM) và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong mẹ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số xa xôi, hẻo lánh, sáng 25/4/2024, GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc (UNFPA) tại Việt Nam đã đến làm việc tại Trạm Y tế xã Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Tan máu bẩm sinh có nguy hiểm không?

Người mắc tan máu bẩm sinh có thể gặp những biểu hiện như mệt mỏi, suy dinh dưỡng, da nhợt nhạt, dễ chảy máu, dễ bầm tím và nhiễm trùng tái phát...

Công tác dân số trong tình hình mới

(TG) - Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết 21- NQ/TW) ban hành ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới đã giải quyết đúng và trúng những vấn đề dân số nổi bật của Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lớn trong chính sách về lĩnh vực này kể từ năm 1961 đến nay.

Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển: Hội nghị Triển khai công tác năm 2024

Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển: Hội nghị Triển khai công tác năm 2024

Hướng dẫn triển khai công tác truyền thông, giáo dục về dân số 2024

Ngày 11/4/2024, Cục Dân số, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn số 317/CDS-TTGD về việc hướng dẫn triển khai công tác truyền thông, giáo dục về dân số năm 2024 đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trung ương với mục đích đẩy mạnh truyền thông vận động nhằm tăng cường sự chỉ đạo của Cấp ủy, Chính quyền các cấp, huy động sự tham gia tích cực của các Ban/ngành đoàn thể và vận động các tầng lớp nhân dân để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ và các mục tiêu về duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức can bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bổ dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Các nội dung chính gồm:

Hội thảo công tác Dân số và Phát triển năm 2024

Hội thảo công tác Dân số và Phát triển năm 2024 tại Đà Nẵng