Phú Yên: Đẩy mạnh truyền thông ngăn chặn tảo hôn

Phú Yên hiện có hơn 60 nghìn người là đồng bào các dân tộc thiểu số: Ê Đê, Chăm, Ba Na và một số đồng bào Tày, Nùng, Dao, Thái di cư từ phía Bắc vào. Tảo hôn từng tồn tại dai dẳng ở một số xã vùng cao. Song, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Yên đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó tình trạng tảo hôn đang đẩy lùi.

Quảng Ninh: Huyện đảo Cô Tô tập huấn thay đổi hành vi, nâng cao chất lượng dân số

Thực hiện công tác dân số cho đội ngũ cán bộ Y tế - dân số trên địa bàn, Ban Chỉ đạo Dân số và phát triển huyện Cô Tô, Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn kiến thức chuyên môn cho hơn 40 cán bộ cơ sở.

Tuyên truyền pháp luật về phòng chống tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật về phòng chống tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cho hơn 200 người dân các xã Bản Liền và Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà).

Nhiều người ở lứa tuổi vị thành niên vẫn còn ngại ngùng, xấu hổ khi mua bao cao su

Có đến 1/3 số thanh niên và vị thành niên được phỏng vấn trong điều tra cho rằng tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe sinh sản, tình dục không dễ dàng.

Tăng mức sinh ứng phó già hóa dân số

TP HCM đang đối mặt với 2 đặc điểm được coi là mang tính đặc thù kép về dân số là mức sinh thấp "ổn định bền vững" trong nhiều năm qua và quá trình già hóa đang đến nhanh

Mất cân bằng giới tính khi sinh: Hệ lụy và giải pháp

Cùng với nhiều tỉnh, thành phố, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại Thái Bình đang đứng trước khó khăn, thách thức khi chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh vẫn ở mức cao, tăng nhanh và khó kiểm soát. Trước những dự báo về hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng này.

Hội thảo quốc tế di cư và sức khỏe người di cư ASEAN

Ngày 26/6/2023 tại Hà Nội, hội thảo quốc tế di cư và sức khỏe người di cư ASEAN đã được tổ chức. Hội thảo do Việt Nam chủ trì phối hợp với các quốc gia thành viên ASEAN, Tổ chức di cư quốc tế tại Việt Nam (IOM) và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO). Hội thảo có sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà nước, cán bộ, nghiên cứu và giảng dậy liên quan đến di cư, y tế, dân số. Các quốc gia thành viên ASEAN, đại sứ quán các nước thành viên ASEAN, đại sứ quán một số quốc gia tại Hà Nội, các cơ quan quốc tế, liên hợp quốc, các cơ quan báo chí và đông đảo các bên liên quan.

Chung tay giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương tại Việt Nam

Ngày 26 tháng 4 tại Hà Nội, Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam đã công bố một dự án hợp tác mới nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Dự án này sẽ được đồng triển khai với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, các cơ quan Liên hợp quốc cùng các bên liên quan khác.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày quốc tế người cao tuổi

Ngày 14 tháng 12 năm 1990, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm làm Ngày quốc tế người cao tuổi. Ngày quốc tế người cao tuổi đầu tiên được tiến hành vào ngày 1.10.1991.

Tác động của đại dịch COVID-19 tới vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam

Một báo cáo nghiên cứu mới công bố (đầu tháng 3/2021) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam có tên: “Giới và Thị trường Lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm” cho thấy: đại dịch COVID-19 không chỉ làm hằn sâu những bất bình đẳng hiện hữu mà còn tạo thêm những bất bình đẳng giới mới. Với tỷ lệ tham gia thị trường lao động cao đáng kể, phụ nữ Việt Nam phải đối mặt với nhiều bất bình đẳng kéo dài dai dẳng trên thị trường lao động và phải mang trên vai gánh nặng kép vừa đi làm vừa cáng đáng trách nhiệm gia đình nặng nề hơn nhiều so với nam giới.